Việc học cũng khó hơn
Để có thể thi được các phần mới, luật cũng quy định nhiều nội dung bắt buộc với việc học bằng lái xe ôtô.
Cụ thể, khoản 12 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định:
Cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ôtô từ ngày 31 tháng 12 năm 2021; trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ôtô từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; trang bị và sử dụng ca bin học lái xe ôtô để đào tạo lái xe ôtô từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
Theo đó, từ ngày 1.7.2022, học viên sẽ được thực hành trên ca bin học lái xe ôtô. Về thời gian học của mỗi học viên đối với nội dung này như sau:
– 03 giờ: Chương trình đào tạo lái xe hạng B1, B2, C.
– 01 giờ: Chương trình đào tạo nâng hạng lái xe. (nâng hạng từ B1 tự động số lên B1 thì không phải học).
Dù chỉ là thiết bị mô phỏng nhưng ca bin học lái xe lại đem đến cho học viên những trải nghiệm khá chân thực về địa hình và các tình huống giao thông khi điều khiển xe ôtô trên đường.
Quản lý chặt việc học lái xe ôtô nhờ thiết bị giám sát
Cùng với việc tăng độ khó trong việc dạy và học lái xe ôtô, Bộ Giao thông Vận tải cũng quy định quản lý chặt chẽ việc học lái xe ôtô nhờ thiết bị giám sát. Theo đó, bắt đầu từ năm 2022, việc học lái xe ôtô trên đường của học viên sẽ được kiểm soát chặt hơn về cả thời gian và quãng đường học lái xe bởi các thiết bị giám sát. Do vậy, học viên phải tham gia đầy đủ khóa học thì mới được đăng ký thi sát hạch cấp bằng lái xe ôtô.
Theo Lao Động
Bạn có có trải nghiệm thế nào về quá trình học bằng lái ô tô? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thay vì sử dụng sổ điểm giấy, nhiều năm nay, giáo viên Trường THCS Định Trung, thành phố Vĩnh Yên đều nhập điểm và đánh giá, nhận xét học sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành (phần mềm SMAS).
Cô giáo Nguyễn Cẩm Mỹ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện tại, sổ điểm giấy đã được thay thế bằng sổ điểm điện tử. Khi triển khai sổ điểm điện tử, nhà trường rất thuận lợi bởi có 2 phòng tin học với 70 máy tính; 2 giáo viên Tin học và 100% giáo viên các bộ môn đều có trình độ đạt chuẩn, có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin (CNTT).
Quá trình triển khai sổ điểm điện tử, nhà trường lựa chọn 2 nhà mạng Viettel và VNPT để đảm bảo phần mềm và đường truyền thông suốt; phân công giáo viên Tin học tham gia tập huấn về thực hiện sổ điểm điện tử của Sở GD&ĐT, sau đó, tổ chức tập huấn đại trà tại nhà trường. Qua thực tiễn triển khai, cán bộ, giáo viên nhà trường đều nhận thấy sổ điểm điện tử có nhiều lợi ích, rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian.
Đối với Ban Giám hiệu, từ khi triển khai sổ điểm điện tử, công tác quản lý thông tin của học sinh được nâng cao hiệu quả. Đặc biệt, sổ điểm điện tử giúp dễ dàng đồng bộ dữ liệu, thông tin, điểm số của học sinh lớp 9 để các em đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Năm học tới, khi ngành GD&ĐT thực hiện triển khai học bạ số toàn ngành, nhà trường sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu”.
Sổ điểm điện tử có nhiều lợi ích vượt trội và là nền tảng để triển khai học bạ số, do đó, không chỉ Trường THCS Định Trung mà 100% trường phổ thông trong toàn tỉnh đã triển khai sổ điểm điện tử thay thế cho sổ điểm giấy.
Trên sổ điểm điện tử, giáo viên chủ nhiệm cập nhật danh sách, sơ yếu lý lịch của học sinh, kiểm diện học sinh, điểm kiểm tra trung bình các môn, xếp loại học lực, hạnh kiểm, danh hiệu thi đua của học sinh…; giáo viên bộ môn cập nhật điểm kiểm tra, nhận xét sự tiến bộ của học sinh trong các lớp mình phụ trách giảng dạy.
Trường hợp sai sót, cần điều chỉnh điểm số, thông tin của học sinh đã nhập trên hệ thống, giáo viên phải đề xuất và được sự đồng ý của Trưởng ban quản trị phần mềm của trường, do đó, việc bảo mật và tính pháp lý rất cao.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cuối năm học 2023-2024, ngành GDĐT tỉnh thí điểm triển khai học bạ số đối với bậc tiểu học. Sở GD&ĐT đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phối hợp với Viettel Vĩnh Phúc triển khai tập huấn về việc hỗ trợ rà soát đồng bộ cơ sở dữ liệu học bạ số cấp tiểu học năm học 2023-2024 cho cán bộ, giáo viên các trường tiểu học; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị giáo dục, nhà trường triển khai thực hiện.
Trên cơ sở đó, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tích cực hướng dẫn, đôn đốc các trường tiểu học, trường liên cấp tiểu học và THCS triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học.
Nằm trên địa bàn huyện miền núi Sông Lô còn nhiều khó khăn, nhưng Trường tiểu học Lãng Công rất tích cực triển khai học bạ số. Nhà trường đã cử giáo viên tham gia lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức; sau đó, tổ chức tập huấn đại trà tại nhà trường; giao nhiệm vụ cho cán bộ phụ trách CNTT hỗ trợ cán bộ, giáo viên hoàn thành cập nhật 100% chữ ký số trên hệ thống dữ liệu ngành.
Đối với hạ tầng CNTT, nhà trường có phòng tin học với hơn 30 máy tính hoạt động tốt; đường truyền internet với nhiều cổng kết nối đến từng lớp học; 2 phòng học thông minh hiện đại đảm bảo hỗ trợ tốt giáo viên triển khai nhập sổ điểm điện tử và học bạ số. Nhà trường có giáo viên môn Tin học đạt chuẩn, đảm bảo nhiệm vụ hỗ trợ CNTT cho cán bộ, giáo viên trong trường.
Đến thời điểm hiện tại, Trường tiểu học Lãng Công đã hoàn thành kiểm tra đánh giá học sinh; rà soát dữ liệu điểm kiểm tra, đánh giá của học sinh; hoàn thành việc nhập các thông tin, áp dụng chữ ký số trên hệ thống quản lý SMAS và cơ sở dữ liệu ngành để đảm bảo việc cấp học bạ số cho học sinh đúng quy định và tiến độ.
Ông Phạm Khương Duy, Phó Giám đốc, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học Sở GDĐT tỉnh cho biết: "Triển khai sổ điểm điện tử ở các trường phổ thông và thí điểm triển khai học bạ số bậc tiểu học góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục theo hướng số hóa, giúp giáo viên có thời gian tập trung hơn cho công tác chuyên môn. Đây cũng là nền tảng để triển khai học bạ số trong toàn ngành GDĐT tỉnh trong năm học tiếp theo, từ đó, đưa ngành GDĐT tỉnh phát triển theo hướng đổi mới và đáp ứng theo lộ trình của chương trình chuyển đổi số quốc gia".
Minh Hường (Báo Vĩnh Phúc)
" alt=""/>Học bạ sốTuy nhiên, thời gian gần đây, các vụ việc xâm hại ở trẻ em có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng lớn đến tâm, sinh lý và thể chất của trẻ em; vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em. Trong năm 2022, tỉnh có 4 vụ xâm hại tình dục trẻ em trong năm 2022. 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ xâm hại tình dục trẻ em.
Về tai nạn thương tích, trong năm 2022, toàn tỉnh có 22 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích, làm tử vong 15 em (trong đó có 10 em tử vong do tai nạn đuối nước), làm bị thương 5 em. 6 tháng đầu năm 2023, Ninh Thuận có 13 em bị tử vong do đuối nước, tăng 6 em so với cùng kỳ năm 2022 … để lại hậu quả nặng nề cho trẻ em và gia đình, gây bức xúc trong dư luận.
Gần đây nhất, trên địa bàn phường Bảo An, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã xảy ra một vụ đuối nước thương tâm, làm tử vong 3 chị em trong cùng một gia đình, rất thương tâm.
Một phần nguyên nhân của các vụ tai nạn đuối nước là do trẻ không biết bơi, chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng về an toàn dưới nước.
Trước thực trạng trên và để ngăn ngừa nguy cơ trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai nghiêm túc hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Chính phủ, tỉnh về công tác phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước cho trẻ em...
Cùng đó, tỉnh yêu cầu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được phát triển toàn diện. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, đặc biệt cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.
Đẩy mạnh thông tin, truyền thông phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh thông tin, truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước trẻ em. Điều này nhằm nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, quản lý, giám sát và trông giữ con em đảm bảo được an toàn, nhất là trong dịp hè, mùa mưa, bão sắp đến.
Cùng đó, tổ chức tuyên truyền, giáo dục trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em đến từng trường học, lớp học, thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục chú trọng triển khai thực hiện việc xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
Các trường cũng cần thường xuyên giáo dục cho học sinh kỹ năng nhận biết biển cảnh báo, nguy cơ và biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và kỹ năng tự bảo vệ an toàn giao thông, an toàn trong môi trường nước trong các giờ học về giáo dục thể chất, sinh hoạt ngoại khóa tại trường học.
Các cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tổ chức các hoạt động dạy bơi an toàn cho trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên các địa phương có tỷ lệ trẻ em bị đuối nước cao và có nhiều nguy cơ gây đuối nước trẻ em (địa phương ven biển, có nhiều sông, suối, hồ...) để ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ đuối nước đối với trẻ em.
Võ Thu và nhóm PV, BTV" alt=""/>Ninh Thuận đẩy mạnh truyền thông phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ